Việc Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN là một sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của nước ta. Đồng thời, là bước ngoặt thay đổi vị thế của Việt Nam trong khu vực. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào và hệ quả của sự kiện này là thắc mắc của nhiều người. Bạn cũng có chung câu hỏi như vậy? Hãy theo dõi bài viết ngay sau đây để nắm được những thông tin cần thiết nhé.
ASEAN là gì và có bao nhiêu thành viên?
ASEAN (viết tắt của Association of Southeast Asian Nations) là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Đây là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Nam Á.
ASEAN được thành lập chính thức vào ngày 8/7/1967 tại Singapore. Lúc mới thành lập, tổ chức này bao gồm 5 thành viên chính thức là Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Phillipines. Trải qua nhiều năm dựng xây và phát triển, ASEAN ngày càng lớn mạnh và hiện tại đã có 10 quốc gia thành viên.
Có thể nói, ASEAN đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển của các quốc gia Đông Nam Á. Cùng với quá trình hoạt động, các tổ chức chung, các hiệp định đã được ký kết. Đồng thời, vấn đề an ninh, an toàn và những vấn đề xã hội trong khu vực cũng được kiểm soát và đảm bảo.
Hàng năm, hội nghị thường niên ASEAN được một quốc gia thành viên đăng cai. Qua đó, các thành viên cùng nhìn lại, đánh giá và đưa ra hướng phát triển cho tổ chức trong tương lai.
Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào là câu hỏi của nhiều người. Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào ngày 28/7/1995 và trở thành thành viên thứ 7 của Tổ chức này.
Sự kiện này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập của nước ta với khu vực. Với gần 30 năm hoạt động tích cực, Việt Nam đã để lại những dấu ấn quan trọng với những chiến lược, hành động thiết thực nhằm thúc đẩy mối quan hệ đoàn kết, tương trợ giữa các quốc gia. Cụ thể như sau:
- 1995 – 1999: Thúc đẩy các quốc gia Lào, Campuchia và Myanmar gia nhập ASEAN.
- 1998: Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6.
- 2000 – 2001: Việt Nam là Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN.
- 2010: Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17.
- 2012 – 2015: Việt Nam đảm nhận vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN với EU.
- 2018: Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN.
- 2020: Việt Nam đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN.
- 6/2020: Tổ chức thành công Hội nghị cấp cap ASEAN lần thứ 36.
Việt Nam gia nhập ASEAN tuy không sớm, nhưng không thể phủ nhận những dấu ấn, đóng góp của chúng ta cho sự phát triển của tổ chức này.
>> Xem thêm:
Động lực thúc đẩy Việt Nam gia nhập ASEAN
Bên cạnh câu hỏi Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào thì nhiều bạn cũng có một thắc mắc khác. Đó là tại sao Việt Nam không tham gia vào ASEAN sớm hơn hay muộn hơn? Tại sao chúng ta quyết định xin gia nhập ASEAN năm 1995. Điều này xuất phát từ bối cảnh khu vực cũng như quốc tế, đồng thời dựa trên tình hình thực tế của đất nước ta.
Tình hình quốc tế
Sau năm 1991, sự sụp đổ đổ của Liên Xô ảnh hưởng không nhỏ đến mạng lưới các quốc gia theo chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Trong đó có Việt Nam. Các nước tư bản chủ nghĩa lấy đó làm cơ hội để gây sức ép về mọi mặt lên các nước xã hội chủ nghĩa.
Cùng lúc đó, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và thông tin toàn cầu đã khiến thế giới ngày càng “phẳng”. Mối liên hệ và ảnh hưởng qua lại giữa các quốc gia ngày càng lớn. Từ đó, nhiều vấn đề mang tính toàn cầu nổi lên.
Trong bối cảnh đó, hợp tác quốc tế là vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Thúc đẩy và gia tăng mối quan hệ hợp tác bền chặt với các quốc gia giúp Việt Nam không phải đơn thương độc mã trên con đường phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.
Bối cảnh khu vực
Từ những năm 90, thế giới có nhiều thay đổi về mặt chính trị. Trong khi Đông Nam Á là một khu vực được nhiều cường quốc nhắm tới.
Nhu cầu đảm bảo về an ninh, an toàn của khu vực đòi hỏi các quốc gia phải đoàn kết lại với nhau. Tăng cường sức mạnh thông qua sự đoàn kết trong khu vực là yêu cầu tất yếu không chỉ riêng với Việt Nam.
Tình hình trong nước
Trong khi đó, tình hình nước ta lúc bấy giờ không mấy khả quan. Từ sau Đổi mới năm 1986, nền kinh tế đã có những khởi sắc nhất định, song vẫn còn lạc hậu về nhiều mặt. Sự sụp đổ của Liên Xô khiến công cuộc phát triển đi lên CNXH của Việt Nam ngày càng khó khăn. Mặt khác, nước ta lại đối mặt với chính sách cấm vận của Mỹ, các kế hoạch diễn biến hòa bình đe dọa đến an ninh an toàn và vấn đề phát triển kinh – tế xã hội.
Trong bối cảnh đó, hợp tác quốc gia chính là yêu cầu tất yếu đối với Việt Nam. Bước đi quan trọng không thể bỏ qua chính là tăng cường mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Cơ hội và thách thức với Việt Nam khi gia nhập ASEAN
Việc gia nhập ASEAN vừa là cơ hội, vừa mang đến những thách thức không hề nhỏ đối với Việt Nam.
Cơ hội
- Tạo điểu kiện thu hút vốn đầu tư, tăng cường nhận chuyển giao công nghệ sản xuất từ các quốc gia trong khu vực. Qua đó, nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế.
- Tăng cường giao thoa văn hóa, giáo dục. Tạo điều kiện để Việt Nam tiếp thu có chọn lọc những chiến lược từ nước bạn.
- Đoàn kết, có thêm những đối tác tuyệt vời nhằm chung tay giải quyết những vấn đề chung. Đồng thời, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực.
Thách thức
- Việt Nam phải chạy đua với sự chệnh lệch và mức sống, trình độ phát triển và thu nhập bình quân để thu hẹp khoảng cách với các quốc gia trong khu vực.
- Sự khác biệt về chính trị, mục tiêu phấn đấu cũng là một rào cản.
- Sự giao thoa văn hóa đặt ra yêu cầu về việc chọn lọc, tránh sự lai căng về văn hóa, tệ nạn xã hội.
- Cạnh tranh khu vực tăng cao.
Như vậy, bài viết trên đã trở lời câu hỏi Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào. Có thể khẳng định rằng, sự gia nhập này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển về mọi mặt của nước ta. Hi vọng bài viết trên đã giải đáp đầy đủ thắc mắc của bạn, hãy tiếp tục theo dõi Thank you Việt Nam đã cập nhật thật nhiều thông tin bổ ích nhé.